Để thực hiện thủ tục hải quan hàng thép tấm, thép cuộn, thép thanh bạn cần thực hiện các bước cơ bản. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc này thì hãy liên hệ với Thịnh Logistics để được tư vấn. Thịnh Logistics hân hạnh được phục vụ khách hàng.

Thịnh Logistics có thể thay mặt khách hàng làm các thủ tục hải quan thép tấm, thép cuộn, thép thanh khi được yêu cầu. Và bạn hãy yên tâm vì chúng tôi sẽ thực hiện đầy đủ mọi thủ tục, giúp chuyến hàng của bạn được vận chuyển an toàn và đến địa điểm giao hẹn một cách sớm nhất.

Thực hiện thủ tục hải quan hàng thép tấm, thép cuộn, thép thanh.

ẢNH HÀNG THÉP THANH

Những quy định về việc nhập khẩu mặt hàng thép 

Không chỉ thủ tục hải quan hàng thép tấm, thép cuộn, thép thanh mà với bất kỳ ngành nghề nào bạn cũng cần tìm hiểu rõ về chính sách nhập khẩu của nước sở tại. Riêng đối với mặt hàng thép thì doanh nghiệp của bạn cần quan tâm tới một số vấn đề sau đây.Trước khi nhập khẩu, doanh nghiệp cần tra cứu danh mục hàng hóa nhập khẩu theo Quyết định 3810/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm 2019 và số 3115/QĐ-BHKCN ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Bộ Khoa Học Công Nghệ về các loại thép. Với những quy định về nhập khẩu mặt hàng thép như thế này, khi doanh nghiệp của muốn nhập khẩu cần kiểm tra thép có thuộc diện phải đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa không và cần tiến hành các nhóm công việc chính như sau:

  • Thực hiện hiện kiểm tra HS CODE, thuế NK, thuế CBPG, thuế Tự Vệ
  • Đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Khai báo hải quan
  • Thông quan hải quan thép nhập khẩu
  • Gửi mẫu test, kiểm tra chẩt lượng sau thông quan
  • Ra chứng từ kiểm định đạt chuẩn
ẢNH HÀNG THÉP TẤM

Một số quy định hàng xuất khẩu mặt hàng thép

Tại nghị định 69/2018/NĐ-CP thì thép không thuộc danh mục mặt hàng bị cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu sang các nước. Do đó doanh nghiệp của bạn nếu muốn xuất khẩu thép thì không cần xin giấy phép xuất khẩu mà chỉ cần thực hiện đầy đủ các thủ tục hải quan thông thường theo tại quy định của pháp luật.

Quy định về thuế phí khi xuất khẩu thép

Theo quy định của pháp luật thì thép không nằm trong danh mục hàng hóa chịu thuế xuất khẩu. Do đó doanh nghiệp của bạn khi xuất khẩu thép sẽ không phải chịu thuế xuất khẩu.

Quy định về địa điểm làm thủ tục xuất khẩu thép

Mỗi doanh nghiệp khi xuất khẩu mặt hàng thép cần lưu ý quy định về địa điểm làm thủ tục xuất khẩu có tại điều 17 của bộ Luật Hải Quan như sau:

“Quy định địa điểm làm thủ tục hải quan là phải trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu và trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu .Đối với trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan cho doanh nghiệp có thể là trụ sở Hải quan tỉnh, liên tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương. Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có thể được thực hiện tại một nơi  khác do Tổng cục trưởng của Tổng cục Hải quan ra quyết định.”

ẢNH HÀNG THÉP TẤM

Doanh nghiệp cần thực hiện đúng các quy định về  thủ tục xuất nhập khẩu thép.

Hồ sơ nhập khẩu hàng thép tấm, thép cuộn, thép thanh

Trong thủ tục hải quan hàng thép tấm, thép cuộn, thép thanh thì việc làm hồ sơ luôn được thực hiện đầu tiên. Vậy hồ sơ nhập khẩu hàng thép tấm, cuộn, thanh gồm những gì mời bạn tìm hiểu ngay sau đây.

Hồ sơ nhập khẩu hàng thép các loại (tấm, cuộn, thanh) gồm có:

  • Sales contract – Hợp Đồng
  • Commercial Invoice – Một hóa đơn thương mại.
  • Packing List – Phiếu đóng gói hàng hóa.
  • Bill of lading – Vận đơn
  • Mill test – Bảng chứng nhận thành phần thép (nhà sản xuất cung cấp)
  • Certificate of origin – Đây là Giấy chứng nhận xuất xứ ,trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ở mức ưu đãi đặc biệt.

Hồ sơ xuất khẩu thép tấm, thép cuộn, thép thanh

Doanh nghiệp xuất khẩu thép sẽ phải chuẩn bị và trình hồ sơ hải quan bao gồm:

  • 01 bản hợp đồng mua bán quốc tế – Sales Contract (nếu có).
  • 01 giấy hóa đơn thương mại- Commercial Invoice.
  • 01 Phiếu đóng gói hàng hóa (thép)- Packing List.
  • 01 Hợp đồng ủy thác việc xuất khẩu thép (nếu có).
  • 01 Giấy vận đơn- Bill of Lading.
  • Và kèm theo một số chứng từ liên quan khác.

Hồ sơ xuất khẩu mặt hàng thép các loại (tấm, cuộn, thanh).

ẢNH HÀNG THÉP TẤM

Các bước thủ tục hải quan nhập khẩu thép dạng tấm, cuộn, thanh

Trong thủ tục hải quan nhập khẩu hàng thép tấm, thép cuộn, thép thanh cần được thực hiện đầy đủ các bước sau:

Bước 1: Tiến hành kiểm tra và áp mã HS để biết được mặt hàng thép của doanh nghiệp có nằm trong phụ lục cần phải kiểm tra chất lượng không

Ngày nay, xu hướng sử dụng thép không gỉ không ngừng gia tăng, cũng bởi tính thực tế và ứng dụng cao của mặt hàng thép trong các ngành xây dựng và chế tạo. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy thép không gỉ được sử dụng để sản xuất máy móc thiết bị, cầu thang, thang máy, cổng, bàn, ghế, giường, đồ dùng nhà bếp hay các vật tư y tế thông thường,…

Đầu tiên, với mặt hàng thép hay bất cứ mặt hàng nào bạn cũng nên biết qua về chính sách nhập khẩu được áp dụng.

  • Trước đây thì mặt hàng thép các loại muốn nhập khẩu được phải xin giấy phép nhập khẩu tự động, nhưng khi thông tư 14/2017/TT-BCT có hiệu lực thì việc này sẽ không cần thực hiện nữa.
  • Tiếp theo chủ doanh nghiệp cần tham khảo qua Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT – BCT – BKHCN và Văn bản hợp nhất 17/2017/VBHN-BCT “Quy định về quản lý chất lượng
  • Bạn phải kiểm tra thép mình nhập thuộc loại nào, HS code ( hãy chú ý đến đường kính, chiều dày, chiều rộng, chiều dài .. ) để áp mã HS cho cho thật chính xác.
  • Khi đã xác định được mã HS của sản phẩm rồi các bạn tra cứu trong 3 phụ lục (Phần phụ lục Thịnh Logistics sẽ tư vấn sau), nếu mặt hàng thuộc phụ lục I thì không phải làm kiểm tra chất lượng gì cả, mà tiến hành nhập bình thường.
  • Nếu mã HS  của sản phẩm thuộc vào phụ lục II hoặc phụ lục III thì phải tiến hành kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.

Bước 2.1: Nếu thép của doanh nghiệp không nằm trong danh mục phải kiểm tra chất lượng thì việc thông quan được diễn ra bình thường.

Hồ sơ làm thủ tục thông quan cần có các thành phần:

  • 01 Bill of lading Invoice Packing list.
  • Tờ khai nhập khẩu mặt hàng thép.
  • Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q)
  • Giấy tờ có nội dung chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
  • 01 Mill test report.

Sau khi hoàn thành hồ sơ bạn có thể làm các thủ tục thông quan bình thường.

Bước 2.2: Nếu thép của doanh nghiệp nằm trong danh mục bắt buộc phải kiểm tra chất lượng thì phải đăng ký kiểm tra chất lượng và làm hợp quy.

Hồ sơ kiểm tra chất lượng mặt hàng thép:

  • 01 Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng thép các loại (theo mẫu)
  • 01 Bill of lading Invoice Packing list
  • Tờ khai nhập khẩu hàng hóa
  • Giấy tờ có nội dung chứng nhận chất lượng hàng hóa (C/Q)
  • Chứng nhận xuất xứ thép (C/O)
  • 01 Mill test report

Bước 3. Thông quan hàng hóa khi đã hoàn tất các thủ tục thông quan nhập khẩu mặt hàng thép các loại.

ẢNH HÀNG THÉP TẤM

Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng thép tấm, cuộn, thanh

Thủ tục hải quan xuất khẩu mặt hàng thép cũng được thực hiện như những mặt hàng thông thường khác.

Shipping mark khi xuất khẩu mặt hàng thép các loại

Đối với măt hàng thép xuất khẩu, khi đảm bảo việc vận chuyển, thực hiện các thủ tục hải quan được thuận lợi, doanh nghiệp của bạn nên dán shipping mark trên các kiện hàng. Trong đó cần có:

  • Tên hàng bằng tiếng Anh của mặt hàng
  • Tên đơn vị sản xuất/xuất khẩu mặt hàng thép.
  • Tên đơn vị nhập khẩu mặt hàng thép các loại
  • Dán MADE IN VIETNAM (đối với một số trường hợp, nếu không có thông tin này trên kiện hàng, hải quan tại hiện trường có thể dừng không cho hàng thông quan khi tiến hành kiểm hóa)
  • Dán đầy đủ số thứ tự kiện/tổng số kiện.
  • Ngoài ra, bạn có thể dán thêm các thông tin như Số hợp đồng hoặc invoice trên shipping mark
  • Lưu ý về việc sắp xếp, vận chuyển hàng hóa (nếu cần)
ẢNH HÀNG THÉP TẤM

Chứng nhận xuất xứ của mặt hàng thép cần thông quan

Khi xuất khẩu thép cũng như mặt hàng khác, chính phủ Việt Nam sẽ không yêu cầu người xuất khẩu làm xuất xứ Made in Vietnam cho một đơn hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, người mua hàng sẽ yêu cầu bên xuất khẩu làm chứng nhận xuất xứ Made in Vietnam. Đối với khách hàng tại các nước ký hiệp định thương mại tự do với nước ta thì có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo form có trong hiệp định thương mại tự do tương ứng để người mua có thể được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt dựa theo hiệp định.

(Để biết thêm thông tin về danh sách các nước có FTA với Việt Nam, bạn có thể liên hệ với Thịnh Logistics để được tư vấn).

Thông thường, việc xuất khẩu một lô hàng thép phải trải qua 05 giai đoạn: Trước khi ký kết hợp đồng, ký hợp đồng, thanh toán các khoản chi phí, giao hàng, thông quan, nhận kiện hàng và sau khi thông quan. Nếu bạn là người mới bắt đầu xuất khẩu hàng hóa thép các loại, bạn có thể tham khảo bài viết này của chúng tôi để có cái nhìn tổng quan và một số lưu ý quan trọng cho cả quá trình xuất khẩu.

ẢNH HÀNG THÉP TẤM

Làm thủ tục hải quan hàng thép để thông quan hàng hóa.

Mã HS của mặt hàng thép tấm, thép cuộn, thép thanh

Đối với mặt hàng thép tấm, cuộn, thanh được nhập khẩu vào Việt Nam bạn thường hay thắc mắc là thép nhập khẩu có mác thép là hợp kim (cuộn/ tấm), thép không gỉ, thép hình,… thì có mã HS code là bao nhiêu? Khi nhập khẩu thì áp mã HS nào là chính xác nhất. Bài viết này Thịnh Logistics xin chia sẻ bảng tóm tắt bảng mã HS code mặt hàng thép tấm, cuộn, thanh nhập khẩu:

Tên Hàng Hóa HS code
Loại thép phế liệu                                                                                               7204
Hạt thép, bi thép, bột sắt và loại thép tấm hợp kim                                           7205
Hàng thép hợp kim làm khuôn, phôi thép SD295A, SD390, 3SP, 5SP             7206, 7207
Loại thép tấm, cuộn cán nóng không hợp kim ( SS400, SAE1006..….)          7208
Loại thép cuộn, tấm cán nguội (SPCC……)                                                     7209
Loại thép mạ không hợp kim( kẽm, nhôm, mạ thiếc hoặc mạ điện….)            7210
Loại thép cán nóng, cán nguội loại 2, PO và băng                                            7211
Thép mạ ( loại kẽm, nhôm, mạ thiếc, mạ điện….) loại 2, băng                       7212
Thép cuộn/cây tròn, wire rod, và phôi thép đường kính lớn                 7213  
Loại thép công cụ                                                                                                      7214, 7215
Loại thép hình chữ U, I, V, Góc, L, hộp vuông                                                    7216
Dạng dây thép carbon, không hợp kim các loại                                                    7217
Thép không gỉ dạng thỏi, khuôn và dạng phôi                                                     7218
Thép không gỉ đã cán nóng, cán nguội, dạng tấm, cuộn, que (304,…)  7219 – 7221, 7222
Loại thép đặc chủng( SKD11, S50C, thép hợp kim…)                                       7224
Loại thép cán nóng hợp kim A36B,SS400, SPHC cuộn/tấm 
Hàng thép chính phẩm) Có Crom hoặc Bo… + Loại dây thép hợp kim                                                                                       7225 + 7229
Loại thép hợp kim mã kẽm tấm hoặc băng, Thép siliic định hướng và không   7226
Loại thép tròn và thép hình hợp kim                                                                     7227, 7228

Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về mã HS bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé.

Bảng giá dịch vụ làm thủ tục khai báo hải quan hàng thép các loại tại Thịnh Logistics ( Tạm Tính)

Bảng giá dịch vụ khai báo làm thủ tục hải quan hàng rời ở Cảng TPHCM ( Cảng Bến Nghé , Tân Thuận)

PHÍ KHAI BÁO HẢI QUAN (Làm tờ khai, mở tờ khai, handle kiểm hóa) LOẠI HÌNH NƠI LÀM THỦ TỤC SỐ LƯỢNG (TẤN) CHI PHÍ (VND/TẤN)
HÀNG NHẬP  TÂN THUẬN/BẾN NGHÉ Dưới 100 tấn  28.000
Từ 100 tấn trở lên 26.000
 Đối với những mặt hàng thép thuộc Danh mục kiểm tra chất lượng thì phát sinh phí Handle 850.000VND/bộ (phí đã bao gồm chi cho cơ quan tiếp nhận tại Chi Cục Đo Lường Chất Lượng và giám định)
REMARK: Phí trên chưa bao gồm 10% VAT, chi hộ Hải Quan, phí lưu kho, lưu bãi, phí cảng vụ nếu có 

Bảng giá dịch vụ khai báo làm thủ tục hải quan hàng Container cont 20/40 ở Cảng TPHCM ( Cảng Bến Nghé , Tân Thuận)

NO CHARGE DESCRIPTION CURRENCY UNIT RATE
UNIT  CONT 20
 Phí khai báo hải quan và phí vận chuyển  ở HCM – Customs and trucking in HCM
1 PHÍ VẬN CHUYỂN Ở TPHCM VNĐ 3,000,000-3,800,000 XE          3,000,000-3,800,000
2 PHÍ LÀM HÀNG KHAI BÁO HẢI QUAN VNĐ 1,000,000          1,000,000
TOTAL   

Bảng giá dịch vụ khai báo làm thủ tục hải quan hàng Container 20/40 ở Cảng Hải Phòng 

NO CHARGE DESCRIPTION CURRENCY UNIT RATE COMMENT
UNIT  5 XE
 Phí khai báo hải quan HẢI PHÒNG
1 PHÍ KHAI BÁO HẢI QUAN VNĐ 1,5000,000          1,500,000
TOTAL          1,500,000

Những lưu ý trong thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng thép

Khi thực hiện thủ tục hải quan hàng thép tấm, thép cuộn, thép thanh khách hàng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Khi doanh nghiệp xuất/nhập khẩu mặt hàng thép các loại cần có sự chấp thuận tiêu chuẩn chất lượng của các cơ quan chính phủ tại nước muốn xuất/nhập khẩu. Việc xuất khẩu các mặt hàng đó cũng cần phải tuân thủ theo đúng quy tắc và cógiấy chứng nhận phê duyệt chất lượng từ các cơ quan có chức năng phê duyệt chất lượng của nước muốn nhập khẩu.
  • Mỗi quốc gia sẽ có một chính sách ngoại thương riêng để xuất nhập khẩu mặt hàng thép. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia đều có tổ chức quản lý chất thải nguy hại, xử lý và xử lý các quy tắc di chuyển ranh giới hoặc có một cơ quan tương tự điều chỉnh việc xuất/nhập khẩu và tiêu thụ mặt hàng thép tại quốc gia của họ. Thực tế cho thấy, bất kỳ nhà xuất/nhập khẩu nào muốn thực hiện theo đúng các điều khoản và điều kiện của quy tắc quản lý, xử lý và chuyển đổi chất thải nguy hại như vậy trước khi bắt tay vào công việc.
ẢNH HÀNG THÉP CÂY

Thủ tục hải quan hàng thép tấm, thép cuộn, thép thanh – Dịch vụ hải quan hàng thép các loại tại Thịnh Logistics

Thực tế đã chỉ ra rằng khi sử dụng dịch vụ thủ tục hải quan hàng thép tấm, thép cuộn, thép thanh sẽ mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp của bạn. Ví dụ như:

– Doanh nghiệp của bạn sẽ yên tâm hơn về công việc. Những nghiệp vụ chuyên môn đã được bên cung cấp dịch vụ Thịnh Logistics khai báo hải quan giải quyết hết sức chuyên nghiệp, đầy đủ tính pháp lý.

– Bạn có thể tránh được những rủi ro nghiêm trọng ảnh hưởng đến lô hàng, gây tổn thất ngân sách. Nếu doanh nghiệp không có kinh nghiệm làm việc với chi cục hải quan, rất khó trong việc hoàn thành quy trình thông quan, khai báo hải quan một cách nhanh chóng. Ví dụ như rất nhiều công ty đã khai tờ khai sai thông tin dẫn đến hệ quả phải huỷ lời khai. Như vậy sẽ rất mất thời gian và ảnh hưởng tiến độ thông quan lô hàng hóa.

– Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí tổng thể. Nếu như có xảy ra bất cứ rủi ro nào,thì chi phí phát sinh chắc chắn sẽ ở con số khá lớn. Do vậy, nếu xét về tính toàn diện và an toàn, thì sử dụng dịch vụ hải quan mặt hàng thép các loại tại Thịnh Logistics vẫn là giải pháp tối ưu nhất về vấn đề kinh tế.

ẢNH HÀNG THÉP TẤM

Công Ty Thịnh Logistics chuyên khai báo hải quan hàng thép tấm, cuộn, thanh

Sử dụng dịch vụ làm thủ tục hải quan hàng thép tấm, thép cuộn, thép thanh của Thịnh Logistics luôn là giải pháp an toàn và mang đến hiệu quả nhất. Ngay hôm nay bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và yêu cầu sử dụng dịch vụ với mức giá ưu đãi.

Hotline/ Zalo : 0944 761 461 Mr Thịnh( Có Zalo ) ( Trưởng Phòng Kinh Doanh)

Email: Thinh@atl.vn – Skype: tranhuuthinhhcm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *