Trong hoạt động vận tải hàng hóa quốc tế thì vận đơn đường biển được xem là một chứng từ vận tải đặc biệt quan trọng. Bởi nó được ví như là đại diện hợp pháp của hàng hóa. Lý do tại sao lại có thể nói như vậy? Và vận đơn là gì? Tầm quan trọng của nó ra sao? Các nội dung và hình thức thực hiện, cách vận hành của loại giấy tờ này như thế nào? Nếu bạn là một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, chắc chắn những thắc mắc trên sẽ không làm khó được cho bạn. Tuy nhiên, đây sẽ là những thông tin mà những bạn mới bước vào nghề, đang tìm hiểu hay đang học những ngành nghề có liên quan sẽ chưa thật sự nắm rõ hết được. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hình dung được về các khái niệm liên quan đến vận đơn đường biển, quy trình và cách thức vận hành cũng như là các hồ sơ thủ tục liên quan.
Vận đơn đường biển là gì?
Vận đơn trước tiên chúng ta cần nắm rõ khái niệm của vận đơn. Vận đơn hay còn được gọi với cái tên khác là vận tải đơn. Theo cách giải nghĩa của Hán Việt thì “vận” có nghĩa là vận tải, “đơn” có nghĩa là một loại chứng từ dùng để ghi nhận thông tin. Vậy, vận đơn có thể hiểu đơn giản là một tờ phiếu được dùng để ghi lại thông tin giao dịch trong hoạt động vận chuyển hàng hóa.
Vận đơn tiếng anh là gì? : Vận đơn đường biển có tên tiếng Anh là Bill Of Lading và được viết tắt là B/L, là loại chứng từ được dùng trong hoạt động chuyên chở hàng hóa bằng đường biển được bên vận chuyển (thuyền trưởng hoặc người đại diện pháp luật hợp pháp của hãng vận chuyển) lập, ký và cấp cho người gửi hàng hóa trong đó xác định rõ thông tin bên vận chuyển có nhận một số lượng hàng hóa nhất định của bên gửi hàng hóa để vận chuyển đường biển và cam kết giao số lượng hàng hóa đó cho bên nhận hàng tại cảng đích đến được xác định rõ ràng với chất lượng hàng nguyên vẹn và số lượng đầy đủ như trên tờ phiếu vận đơn đường biển.
Chức năng của vận đơn
Vận đơn đường biển là một loại giấy tờ chứng từ đặc biệt quan trọng trong nghiệp vụ vận tải hàng hóa giữa bên gửi hàng và hãng vận chuyển, giữa bên gửi hàng và bên nhận hàng. Điều này được minh chứng rõ ràng nhất qua 3 chức năng của vận đơn đường biển sau:
- Vận đơn đường biển được ví như biên lai hàng hóa: Đây chính là chức năng cơ bản nhất của vận đơn do hãng vận chuyển lập ra và ký xác nhận giao cho bên gửi hàng. Trước đây, các thương lái thường trực tiếp vận chuyển hàng hóa của mình đến các điểm giao dịch, vào thời điểm đó thì hình thức vận đơn là không cần thiết. Tuy nhiên, khi tình hình kinh tế – xã hội phát triển các thương lái mở rộng thị trường kinh doanh của mình trên phạm vi toàn thế giới, tại mỗi quốc gia sẽ có người đại diện riêng (đại lý), các thương lái sẽ gửi hàng cho các đại lý của mình để bán hàng tại các thị trường đó. Lúc bấy giờ, hình thức vận đơn đường biển là vô cùng cần thiết vì khi hàng hóa được gửi lên tàu vận chuyển yêu cầu cần có một biên nhận xác nhận về việc hãng vận chuyển đã nhận hàng của bên gửi hàng (thương lái) và cam kết vận chuyển hàng hóa an toàn giao cho người nhận hàng tại cảng đích đến.
- Vận đơn đường biển chính là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển giữa bên gửi hàng và hãng vận chuyển. Theo thông lệ, giữa bên gửi hàng và bên vận chuyển sẽ cùng nhau ký kết một thỏa thuận (hợp đồng vận chuyển) về việc vận chuyển hàng hóa trước khi hàng hóa được đưa lên trên tàu chuyên chở và trước khi vận hành đơn được phát hành. Khi vận hành đơn chính thức được phát hành, đây sẽ chính là bằng chứng xác thực nhất về hợp đồng vận chuyển hàng hóa được ghi trong vận hành đơn.
- Vận đơn đường biển cũng chính là giấy chứng minh xác định quyền sở hữu hàng hóa được ghi trong tờ phiếu này. Đây được xem là chức năng hay đặc tính quan trọng nhất của vận đơn đường biển đối với hàng hóa được vận chuyển trong các giao dịch thương mại mang tầm quốc tế. Bởi, tờ giấy chứng minh xác định quyền sở hữu này cho phép ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp của chủ hàng hóa đối với các loại hàng hóa của mình. Ngoài ra, quyền sở hữu hàng hóa đặc biệt này của các thương lái hoàn toàn có thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu vận đơn, tuy nhiên hình thức này chỉ áp dụng đối với các loại vận đơn có thể chuyển nhượng.
Phân loại các vận đơn đường biển
Hiện có rất nhiều cách khác nhau để phân loại vận đơn đường biển, trong đó cách đơn giản và phổ biến nhất chính là phân loại dựa trên cách ghi thông tin bên nhận hàng, tương ứng với chức năng được xem là quan trọng nhất liên quan đến giấy chứng minh xác định quyền sở hữu. Bên cạnh đó, cũng sẽ có những cách phân loại cụ thể theo từng tiêu chí nhằm hỗ trợ trong việc xác định và phân loại vận đơn trên thực tế. Cụ thể từng hình thức phân loại như sau:
- Phân loại dựa theo thông tin bên nhận hàng/giấy chứng minh xác định quyền sở hữu: Bao gồm ba loại là Vận đơn đích danh,Vận đơn theo lệnh và Vận đơn vô danh.
- Phân loại dựa theo tính chất pháp lý của hàng hóa vận chuyển: Bao gồm Vận đơn gốc và Vận đơn bản sao.
- Phân loại dựa theo tình trạng bốc xếp của hàng hóa vận chuyển: Bao gồm Vận đơn đã bốc hàng lên tàu và Vận đơn nhận hàng để chở.
- Phân loại dựa theo những ghi chú được ghi trên vận đơn: Bao gồm Vận đơn hoàn hảo và Vận đơn không hoàn hảo.
- Phân loại dựa theo hình thức thuê tàu vận chuyển hàng hóa: Bao gồm Vận đơn tàu chợ và Vận đơn tàu chuyến.
- Phân loại dựa theo hành trình và phương thức vận chuyển hàng hóa: Bao gồm ba loại là Vận đơn đi thẳng, Vận đơn chở suốt và Vận đơn đa phương thức.
Các nội dung chính về vận đơn đường biển
Hiện nay có nhiều loại vận đơn đường biển, tùy vào từng hãng tàu mà nội dung trên vận đơn phát hành ra cũng sẽ có sự khác nhau nhất định. Theo đó, vận đơn được các hãng tàu in thành mẫu và gồm có hai mặt bao gồm những thông tin cơ bản sau:
Mặt thứ nhất của vận đơn sẽ được người xếp hàng điền vào dựa trên thông tin trên biên lai của thuyền phó cung cấp, bao gồm những thông tin như:
- Number of bill of lading : số vận đơn;
- Shipper ý chỉ Người gửi hàng;
- Consignee ý chỉ Người nhận hàng;
- Notify address ý chỉ Địa chỉ thông báo của đơn hàng;
- Shipowner ý chỉ Chủ tàu vận chuyển hàng hóa;
- Flag ý chỉ Cờ tàu vận chuyển hàng hóa;
- Vessel hay Name of ship ý chỉ Tên tàu vận chuyển hàng hóa;
- Port of loading ý chỉ Cảng xếp hàng hóa;
- Via or transhipment port ý chỉ Cảng chuyển tải hàng hóa trong quá trình vận chuyển;
- Place of delivery ý chỉ Nơi giao hàng;
- Name of goods ý chỉ Tên hàng hóa;
- Marks and numbers ý chỉ Kỹ, mã hiệu của đơn hàng;
- Kind of packages and descriptions of goods ý chỉ Cách đóng gói và mô tả chi tiết hàng hóa;
- Number of packages ý chỉ Số kiện đơn hàng;
- Total weight or measurement ý chỉ Trọng lượng toàn bộ hay thể tích của hàng hóa;
- Freight and charges ý chỉ Cước phí và chi phí vận đơn;
- Number or original bill of lading ý chỉ Số bản vận đơn gốc;
- Place and date of issue ý chỉ Thời gian và địa điểm cấp vận đơn;
- Master’s signature ý chỉ Chữ ký của người vận chuyển hàng hóa.
Mặt thứ hai của vận đơn bao gồm những điều khoản, quy định do hãng tàu toàn quyền tự in lên, thường các nội dung này sẽ tuân theo những quy ước, thỏa thuận chung của vận tải quốc tế bằng đường biển. Bên cạnh đó, những thông tin này nghiễm nhiên bắt buộc bên gửi hàng phải tuân theo mà không có quyền bổ sung hay thay đổi, những nội dung đó thường bao gồm:
- Tất cả các định nghĩa;
- Những điều khỏa và quy định chung;
- Điều khoản quy định trách nhiệm của bên vận chuyển;
- Điều khoản quy định xếp dỡ và giao nhận hàng hóa vận chuyển;
- Điều khoản quy định về các khoản phí và phụ phí;
- Điều khoản quy định giới hạn trách nhiệm của bên vận chuyển;
- Điều khoản quy định miễn trách nhiệm đối với bên vận chuyển.
Nội dung cần biết nằm trên bill
Trên bill vận đơn đường biển sẽ bao gồm rất nhiều thông tin có thể sẽ gây nhiễu loạn cho cả những người lần đầu tiếp cận hay dù đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực, sau đây là một số nội dung cơ bản cần biết nằm trên bill:
- Thông tin về tên và trụ sở chính của bên vận chuyển;
- Thông tin của bên gửi hàng;
- Thông tin của bên nhận hàng hoặc ghi rõ với trường hợp đây là vận đơn được ký theo dạng vận đơn lệnh hay vận đơn vô danh;
- Thông tin của tàu chở hàng;
- Thông tin chi tiết về chủng loại, số lượng, kích thước, đơn vị, thể tích, trọng lượng và giá trị của hàng hóa;
- Mô tả cụ thể tình trạng bên ngoài hoặc bao bì của hàng hóa;
- Thông tin về ký hiệu, bảng mã số hiệu cũng như là đặc điểm nhận biết hàng hóa do bên giao hàng đã thông báo bằng văn bản cho các bên liên quan trước khi bốc xếp hàng lên tàu vận chuyển và những thông tin này đồng thời cũng được chú thích rõ ràng trên từng đơn vị hàng hóa;
- Chi tiết về cước vận chuyển, các khoản thu phí khác của bên vận chuyển và phương thức thanh toán đơn hàng vận đơn đường biển;
- Thông tin của cảng nhận hàng và nơi bốc dỡ hàng hóa;
- Thông tin của cảng trả hàng hoặc những chỉ dẫn liên quan đến thời gian, địa điểm xác định rõ về cảng trả hàng;
- Xác định chính xác số lượng vận đơn gốc mà bên vận chuyển đã ký cho bên gửi hàng hóa;
- Thông tin về thời gian và địa điểm ký vận đơn đường biển;
- Chữ ký của bên vận chuyển, thuyền trưởng hoặc người đại diện pháp luật hợp pháp của bên vận chuyển hàng hóa.
Nhược điểm của vận đơn đường biển
Một số nhược điểm của hình thức vận đơn đường biển có thể dễ dàng nhận thấy như:
- Về thời gian vận đơn: Trong trường hợp vận chuyển hàng hóa trên biển ngắn dễ gặp trường hợp là hàng hóa đã đến cảng rồi nhưng vận đơn vẫn chưa đến tay bên nhận hàng bởi thời gian vận chuyển hàng hóa trên biển sẽ ngắn hơn thời gian người gửi hàng gửi vận đơn cho người nhận hàng. Điều này dẫn đến việc gây ảnh hưởng đến thời gian bốc dỡ hàng hóa cũng như là kéo dài các thủ tục bàn giao hàng hóa giữa bên vận chuyển và bên nhận hàng. Chưa kể đến, lúc bấy giờ hàng hóa sẽ được lưu kho và có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng và phẩm chất của hàng hóa.
- Về công nghệ vận đơn: Xuất phát từ nguyên nhân vận đơn không thích hợp sử dụng các cách truyền tải dữ liệu internet do quá trình nhận hàng và thanh toán đòi hỏi phải sử dụng các giấy tờ, chứng từ gốc. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều tới việc hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình vận đơn đường biển.
- Về mặt kinh tế: Việc in ấn các loại giấy tờ trong quá trình vận đơn như hóa đơn thương mại , chứng từ, giấy tờ chống làm giả sẽ tạo sự lãng phí.
- Về quá trình gửi giấy tờ: Việc gửi và nhận vận đơn giấy giữa bên gửi hàng và bên nhận hàng dễ xảy ra hiện tượng thất lạc hoặc thậm chí là mất cấp.
- Phương thức vận chuyển hàng hóa: Việc vận chuyển hàng hóa trên biển phụ thuộc rất nhiều tới yếu tố thời tiết, cùng với đó là khả năng khai thác tốc độ vận chuyển hàng hóa của tàu vận chuyển hàng hóa còn gặp nhiều hạn chế ảnh hưởng đến quá trình và thời gian vận đơn đường biển.
Các thuật ngữ cơ bản trên vận đơn đường biển- Bill of lading
Mẫu vận đơn đường biển
Các mẫu vận đơn đường biển sẽ tùy vào từng hãng vận chuyển phát hành ra từng loại mẫu vận đơn khác nhau, song tất cả các mẫu vận đơn đều sẽ bao gồm hai mặt, trong đó:
- Mặt thứ nhất sẽ bao gồm các thông tin như: Tên và logo của bên vận chuyển; Số hiệu vận đơn, Số lượng bản gốc đã ký; Thông tin bên gửi hàng và bên nhận hàng; Thông tin người thông báo; Mã và số hiệu của tàu vận chuyển; Thông tin cảng dỡ hàng và xếp hàng; Bảng mô tả chi tiết về kiện hàng như số lượng, thể tích, trọng lượng, đơn vị, giá của hàng hóa; Bảng giá cước phí vận chuyển đường biển; Ngày và địa điểm vận đơn đường biển được phát hành;….
- Mặt thứ hai bao gồm những quy định, điều khoản do bên vận chuyển cung cấp mà bên gửi hàng chỉ được phép chấp nhận và không được quyền sửa đổi. Những quy định này sẽ hoàn toàn phù hợp với quy định, định ước, thói quen trong hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.
Các loại vận đơn đường biển
- Straight Bill of Lading (Vận đơn đích danh): Đây là hình thức vận đơn mà bên vận chuyển chỉ giao hàng cho đúng tên, địa chỉ của người nhận hàng được ghi rõ trên vận đơn đường biển.
- To Order Bill of Lading (Vận đơn theo lệnh): Vận đơn theo lệnh là gì ? Đây là hình thức vận đơn đường biển mà thường trên vận đơn sẽ không ghi chính xác thông tin của bên nhận hàng. Trong trường hợp này, bất kỳ ai cầm vận đơn gốc và được ký xác nhận của bên vận chuyển thì sẽ có thể nhận được hàng.
- Clean Bill of Lading (Vận đơn hoàn hảo): Đây là loại vận đơn dùng trong trường hợp hàng hóa không có bất kỳ khiếm khuyết, điểm xấu rõ ràng nào được ghi nhận trong phần ghi chú của lô hàng. Đây được xem là một thông tin đặc biệt quan trọng bởi nó tạo sự tin tưởng, an toàn cho người nhận hàng về lô hàng khi bên vận chuyển vận tải nó.
- Ocean Bill of Lading (Vận đơn đường biển): Đây là chứng từ liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển được bên vận chuyển lập, ký và cung cấp cho bên gửi hàng trước khi hàng hóa được bốc xếp lên tàu chở hàng hoặc sau khi nhận được hàng để bốc xếp.
- Inland Bill of Lading (Vận đơn nội địa): Đây là chứng từ liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt do bên vận chuyển lập, ký và cung cấp cho bên gửi hàng trước khi hàng hóa được bốc xếp hoặc sau khi nhận được hàng để bốc xếp.
- Through Bill of Lading (Vận đơn chở suốt): Đây là hình thức vận đơn đường biển mà hàng hóa trong quá trình vận chuyển phải ghé qua một cảng trung gian.
- Multimodal/Combined Transport Bill of Lading (Vận đơn đa phương thức vận tải kết hợp): Đây là hình thức vận chuyển hàng hóa kết hợp nhiều phương thức vận tải khác nhau như vận tải đường biển nội địa, đường bộ, đường hàng không, đường sắt,…
- Direct Bill of Lading (Vận đơn trực tiếp): Đây là hình thức vận đơn đường biển được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển thẳng từ cảng bốc hàng đến cảng nhận hàng mà không cần ghé bất kỳ một cảng trung gian nào cả.
- Stale Bill of Lading (Vận đơn đến chậm): Đây loại vận đơn dùng trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển đến trước vận đơn.
- Shipped On Board of Lading ( Vận đơn hàng hóa vận chuyển trên tàu): Đây là loại vận đơn mà thuyền trưởng, bên vận chuyển hoặc người đại diện pháp luật hợp pháp của bên vận chuyển cung cấp cho người gửi hàng khi hàng hóa đã được bốc xếp lên tàu chở hàng.
- Received Bill of Lading (Vận đơn đã nhận): Đây là loại vận đơn mà bên vận chuyển dùng để cam kết với bên gửi hàng rằng hàng hóa sẽ được bốc xếp lên tàu.
- Clause Bill of Lading: Đây là hình thức vận đơn được sử dụng trong trường hợp vận đơn được quy định phát hành khi hàng hóa gặp những vấn đề như hư hỏng hay thiếu hụt số lượng.
- Surrender bill of lading (Vận đơn điện giao hàng): Đây là hình thức vận đơn đường biển mà vận đơn đã được cung cấp cho bên chở hàng tại một nơi nào đó, thường là tại cảng bốc hàng. Bên nhận hàng chỉ cần hoàn thành các thủ tục liên quan đến thanh toán cước phí vận chuyển là có thể nhận hàng mà không cần xuất trình vận đơn gốc.
- Switch Bill of Lading: Đây là hình thức vận đơn đường biển ba bên bởi nó liên quan đến hoạt động kinh doanh, trong đó bên mua và bên bán cuối cùng vẫn không biết nhau mà giao dịch thông qua một bên thứ ba (trung gian).
- House Bill of Lading: Đây là hình thức vận đơn trong trường hợp bên gửi hàng không yêu cầu lấy vận đơn của bên vận chuyển.
Các thuật ngữ trong vận đơn
- Bill of lading for combined transport shipment or port to port shipment: vận đơn hỗn hợp, hay vận đơn từ cảng tới cảng
- B/L No: số vận đơn : Vd-VN HCM /000111
- Shipper: người gửi hàng ( thông thường là nhà xuất khẩu)
- Shipping company: công ty vận tải biển
- Consignee: người nhận hàng
- Notify Party: bên được thông báo
- Place of receipt: nơi nhận hàng để chở
- Port of loading: cảng bốc hàng lên tàu
- Port of discharge: cảng dỡ hàng
- Place of delivery: nơi trả hàng cho người nhận hàng
- Vessel and Voyage No: Tên tàu chở hàng và số hiệu chuyến tàu
- Number of original Bills of Lading: Số bản vận đơn gốc được phát hành( thông thường là 3 bản)
- Marks and number: Ký mã hiệu ( Shipping mark)và số hiệu hàng hóa
- Number and kind of packages: số lượng và loại kiện hàng ( mô tả hàng hóa)
- Gross weight: trọng lượng cả bì
- Measurement: thể tích
- Total No. of containers or packages: tổng số lượng container hoặc kiện hàng
- Above particulars as declared by shipper: những phần khai ở trên do người gửi hàng thực hiện
- Freight details, charges: chi tiết về cước phí vận chuyển hoặc phụ phí
- Place and Date of issue: nơi và ngày tháng phát hành vận đơn
- Signature: chữ kí của người phát hành vận đơn
- Shipped on Board the Vessel: sau khi hàng được bốc xong lên tàu thì người chuyên chở kí vào phần này
- Vận đơn đường biển còn có các tên gọi sau:
- B/L for Multimodal transport shipment or port to port shipment : vận đơn dùng cho vận tải đa phương thức và vận tải biển từ cảng tới cảng
- Negotiable FIATA combined transport B/L: vận đơn đường biển của FIATA